Nội dung bài viết
- 1. Gia phả là gì?
- 2. Ý nghĩa của gia phả
- 3. Ý nghĩa của nhà thờ họ
- 4. Những nội dung in trên cây gia phả
- 5. Cách xưng hô trong gia phả
- 6. Cách lập (thiết kế) sơ đồ gia phả nhà thờ họ
- 7. Các công cụ lập sơ đồ gia phả:
- 8. Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ (phả đồ) đẹp
- 9. Mẫu bìa gia phả dòng họ (phả đồ) đẹp
- 10. Nguồn sử liệu gia phả
- 11. Những gia phả nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam
- 12. Cách tìm đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế, in ấn gia phả tốt nhất
1. Gia phả là gì?
Gia phả (Hán tự là 家譜) - gia trong gia đình, phả (hoặc phổ) tức sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự (theo từ điển Thiều Chửu). Như vậy, gia phả nghĩa là cuốn sách ghi chép lại tên tuổi, ngày sinh, ngày mất, phần mộ, công đức,... các thế hệ của một gia đình hay họ tộc.
Gia phả còn có các tên gọi khác như tộc phả hoặc Tộc phổ, Phả ký, Phả chí, Phả hệ, Phả truyền. Với các vương tôn hoàng thất thì đặt là Ngọc phả, Thế phả.
Ngoài ra, ở các đình đền miếu mạo còn có Thần phả, Thánh phả nhằm ghi chép về sự tích và truyền thuyết về Thần Thánh, Thành hoàng làng đang được thờ phụng cũng như sự ra đời của công trình.
2. Ý nghĩa của gia phả
Gia phả có thể giúp gì cho bạn?
Người Việt Nam ta có câu:
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước phải nhớ bởi đây có nguồn!"
Việc lập gia phả nhằm mục đích để người đời sau biết và tưởng nhớ về người đời trước. Người đang sống hiểu rõ đâu là anh em họ hàng xa gần. Đồng thời tránh cho con cháu sau này cưới hỏi nhầm lẫn hoặc phát sinh những điều đáng tiếc xảy ra trong dòng họ.
Nếu như gia đình là tế bào của xã hội thì gia phả chính là lịch sử thu nhỏ của xã hội ấy. Những sự kiện của một gia đình hay dòng tộc đôi khi lại có ảnh hưởng đến lịch sử một vùng đất hay rộng hơn là một quốc gia. Gia phả còn là nơi để chắp nối dữ kiện để giải đáp những thắc mắc của đời sau về những sự kiện lịch sử.
Quản lý gia phả như thế nào
Người xưa thường dùng giấy tờ, sổ sách để ghi chép thông tin của gia tộc vào gia phả. Cuốn gia phả thường rất dày, to và nặng bởi còn muốn để dành cho con cháu đời sau. Cuốn gia phả này thường được bảo quản kỹ càng ở nhà tộc trưởng hoặc ở những nơi linh thiêng như từ đường của dòng họ.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, không ít gia tộc đã sử dụng website hoặc phần mềm để quản lý gia phả của mình, bên cạnh bản ghi chép bằng tay. Điều này rất thuận lợi cho con cháu ở khắp bốn phương có thể truy cập và nghiên cứu, tìm hiểu về dòng họ, gia đình mình ở bất cứ lúc nào và bất kì nơi đâu.
3. Ý nghĩa của nhà thờ họ
Nhà thờ họ là nơi thờ phụng tổ tiên của một dòng họ, lưu trữ gia phả. Ngoài thờ những vị Cao Tằng Tổ Khảo, với một số dòng họ danh gia vọng tộc, đây còn là nơi lưu giữ các sắc chỉ vua ban, giấy khen của nhà nước hoặc cổ vật gia truyền,...
Có thể nói, đây chính là "bảo tàng" của dòng họ khi là nơi lưu trữ những công đức mà cha ông đã làm được cho quê hương đất nước. Ngoài ra, đây là nơi con cháu tụ tập, tưởng nhớ về tổ tiên và truyền thống của dòng họ mình. Từ đó giữ gìn được nét văn hóa của dân tộc.
4. Những nội dung in trên cây gia phả
Một gia phả truyền thống thường có nội dung chia làm ba phần:
4.1. Lời tựa trên gia phả
Đây là phần giới thiệu sơ qua về nguồn gốc và truyền thống của tổ tiên, quá trình biên tập và thời gian xây dựng nên cuốn gia phả, hướng dẫn người đọc cách xem và tra cứu.
4.2. Chính phả
Chính phả lại bao gồm ba phần là: Phả ký, phả hệ và phả đồ. Đây là phần quan trọng nhất của một cuốn gia phả.
- Phả ký: Ghi chép lại nguồn gốc của dòng họ theo những tư liệu được tổng hợp và biên tập. Phần này sẽ cho con cháu biết được gốc tích ban đầu của tổ tiên, ví dụ từ đâu chuyển tới, lập nghiệp ra sao, có thay đổi họ do thời thế hay không, nghề nghiệp tổ truyền,...
- Phả hệ: Phần này ghi chép mối quan hệ của từng gia đình, mỗi gia đình là một trang. Đây là nơi sẽ ghi cụ thể ngày tháng năm sinh, năm mất, mộ phần, nghề nghiệp, thông tin liên hệ, con cái,...
- Phả đồ: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các gia đình trong dòng họ với nhau, thường được thiết kế ở dạng nằm ngang hoặc thẳng đứng.
4.3. Ngoại phả
Thường được sử dụng để ghi các thông tin như tộc ước, văn khấn, tục lệ cúng bái, phần mộ, danh sách những người làm rạng danh dòng tộc,...
5. Cách xưng hô trong gia phả
Các đại từ trong xưng hô của người Việt Nam ta rất đa dạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin phép chỉ hướng dẫn các tên gọi từ đời ông bà nội trở về trước, còn từ đời ông nội trở về sau tương đối gần gũi với mọi người trong cuộc sống hàng ngày nên mạn phép không viết ra đây làm mất thời gian của quý vị.
Ông bà các đời trước: Tiên tổ 先祖.
Tổ tiên xa: Viễn tổ 遠祖.
Ông tổ cao nhất trong họ: Cao tổ 高祖 (từ đời ông nội của ông nội cũng có thể gọi chung là Cao tổ).
Ông tổ đầu tiên hoặc người khai sáng ra dòng tộc: Sơ tổ 初祖.
Ông sơ (cha của cụ (cố)): Cao tổ phụ 高祖父.
Bà sơ (mẹ của cụ (cố)): Cao tổ mẫu 高祖母.
Cụ ông (cha của ông nội): Tằng tổ 曾祖 hoặc tằng tổ phụ 曾祖父.
Cụ bà (mẹ của ông nội): Tằng tổ mẫu 曾祖母.
Ông nội: Tổ phụ 祖父.
Bà nội: Tổ mẫu 祖母.
Bà nội: nội tổ mẫu 內祖母.
Bên ngoại chỉ cần thêm chữ Ngoại (外)vào đằng trước là được.
6. Cách lập (thiết kế) sơ đồ gia phả nhà thờ họ
6.1. Cách viết/lập sơ đồ gia phả dòng họ đơn giản
Bước 1: Thu thập thông tin
đầu tiên là cần thu thập đầy đủ thông tin về các thành viên trong dòng họ, bao gồm:
- Chồng: Tên húy, tên tự (nếu có, thường là với các cụ xưa), tên thường gọi; thuộc đời thứ mấy, là con thứ mấy trong nhà, năm sinh, đỗ đạt công danh gì. Nếu đã mất có thêm năm mất, phần mộ (nguyên táng, cải táng, di táng), tước hiệu được truy phong (nếu có)
- Vợ: Bên cạnh các thông tin như chồng thì cần thêm thông tin là vợ thứ mấy, quê quán ở đâu.
- Con cái: Tương tự như trên. Nếu con gái thì có thêm họ tên chồng con, lấy chồng về đâu, nghề nghiệp chức tước,...
Nếu là một tộc lớn, có nhiều chi phái thì cần tìm hiểu thêm thông tin về chi phái, người đứng đầu là ai, nhà thờ của chi hiện ở đâu,...
Ngoài ra, còn cần tìm hiểu thêm về quy ước của dòng tộc, giai thoại của ông cha nếu có, hoặc những tác phẩm để đời, bí phương tổ truyền hoặc lời huấn từ dành cho con cháu,...
Bước 2: Lập sơ đồ gia phả
Có ba cách lập sơ đồ gia phả:
- Lập theo chiều ngang: Tức là viết theo đời, hết đời này thì viết đến đời khác
- Lập theo chiều dọc: Viết theo chi, hết chi này thì viết đến chi khác.
- Ngang dọc kết hợp: Cũng viết theo từng chi, nhưng trước đó sẽ có chú thích cho từng đời.
6.2. Viết lời tựa gia phả
Lời tựa gia phả thường có các nội dung chính yếu sau:
- Giới thiệu chung về địa danh mà gia tộc đang sinh sống: Vị trí địa lý, sống ở đó từ bao giờ, bắt đầu từ ai?
- Giải thích lý do vì sao phải lập nên cuốn gia phả này.
- Nội dung của cuốn gia phả bao gồm mấy phần, nội dung chính của từng phần
- Tài liệu tham khảo để lập được cuốn gia phả này.
- Tên tuổi những người biên soạn, năm biên soạn
7. Các công cụ lập sơ đồ gia phả:
7.1 Lập gia phả bằng word
Sau khi mở word, chọn Insert/SmartArt. Khi đó màn hình sẽ hiển thị hộp thoại SmartArt Graphic. Trong hộp thoại này ra kích chọn Hierachy rồi lựa chọn sơ đồ phù hợp (thường sẽ chọn dạng trong hình):
Tìm chọn chữ Text Pane hoặc nút mũi tên để xuất hiện hộp thoại text cho ta điền thông tin:
Để thêm thành phần con, đặt con trỏ chuột sau chữ cuối cùng của thành phần cha rồi ấn Enter. Sau khi dòng ngang cấp dưới đã xuất hiện, ấn phím TAB để thụt vào 1 ô, như vậy là thành phần con đã xuất hiện, ta chỉ cần điền thông tin là xong.
Muốn xóa đi một thành phần, chỉ cần bôi đen dòng text đó rồi ấn Backspace là được.
7.2 Lập gia phả bằng excel
Mở Excel, chọn Insert/Illustrator/SmartArt rồi làm tương tự như lập gia phả bằng word là được.
Lập gia phả bằng hai cách này tương đối nhanh chóng, dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với gia tộc nhỏ. Còn các gia tộc lớn hơn, số lượng người đông hơn, quá trình in ấn phức tạp thì hai phương pháp này khó mà đáp ứng tốt.
7.3 Phần mềm lập gia phả tốt nhất
Ngoài việc tự lập gia phả bằng tay trên giấy, word hoặc excel, hiện nay còn một số phần mềm hỗ trợ lập gia phả một cách tốt nhất. Top 8 phần mềm gia phả tốt nhất hiện nay là:
- VNGP
- AKB
- Gia tộc
- GiaPhaVN
- My Heritage Family Tree
- GenoPro
- Gramps portable
- Ongbata
8. Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ (phả đồ) đẹp
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
9. Mẫu bìa gia phả dòng họ (phả đồ) đẹp
10. Nguồn sử liệu gia phả
Như trên đã nói, gia phả ngoài lưu truyền cho con cháu đời sau trong họ tộc biết về truyền thống cha ông còn được các nhà sử học sử dụng làm tài liệu tham khảo, nhất là gia phả của các thế gia, danh gia vọng tộc, Hoàng gia. Thời xa xưa, phàm là thế gia đại tộc thì đều có gia phả.
Tập hợp những thông tin từ những gia tộc lớn này, chúng ta có được nguồn sử liệu vô cùng phong phú, thậm chí các nhà khoa học trong các ngành di truyền học, huyết học, xã hội học và y học cũng có thêm nguồn tài liệu quý báu. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn dữ liệu này cũng cần hết sức cẩn thận bởi tính khách quan và không thể kiểm chứng của gia phả.
11. Những gia phả nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam
- Họ Vũ (Võ) ở làng Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Dòng họ Phạm Tu - Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
- Dòng họ Nguyễn Bặc ở Hoa Lư, Ninh Bình (Nguyễn Bặc được coi là thủy tổ của dòng họ Nguyễn Phúc của triều đình nhà Nguyễn).
- Dòng họ Mạc Cửu ở Hà Tiên (Kiên Giang - một thương gia người Hoa có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên).
12. Cách tìm đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế, in ấn gia phả tốt nhất
12.1. In gia phả giá rẻ
Thực tế, giá in ấn gia phả không phải là vấn đề quá lớn khi cả họ mới chỉ có một cuốn gia phả. Việc quan trọng là nội dung trong gia phả trình bày như thế nào cho vừa đầy đủ, xúc tích lại không mất đi những trang sử vẻ vang của dòng tộc. Hiện nay trên thị trường có không ít các cơ sở in gia phả giá rẻ mỗi dòng tộc có thể xem xét để lựa chọn cho phù hợp.
12.2. Xem xét báo giá
Cũng chính vì cả dòng họ mới có một cuốn, nên càng phải xem xét kỹ báo giá của các bên in ấn để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất, đáp ứng được các yêu cầu mà gia tộc đề ra.
12.3. Tiêu chí in cây gia phả
Có hỗ trợ thiết kế không?
Chất lượng giấy in, mực in. In xong có bị nhòe không?
Tương quan giữa chất lượng và giá cả
Thời gian in ấn
Bảo hành sau in ấn
Xem thêm: Gieo quẻ đầu năm 2023
Bình luận về Gia phả là gì? Cách lập gia phả dòng họ
CMCông Minh
Lập gia phả dòng họ không chỉ là việc xác định nguồn gốc mà còn đóng góp vào việc đặt nền móng cho quan hệ gia đình bền vững và hạnh phúc.
TAThúy An
Lập gia phả là một thủ tục quan trọng để khôi phục và duy trì liên kết gia đình, đồng thời là sự gắn kết với nguồn gốc và truyền thống gia đình.
HHHữu Hiệp
Lập gia phả cũng giúp con cháu có thể theo dõi và hiểu rõ hơn về di sản gia đình, từ đó tôn vinh và bảo trì giá trị gia đình.
TTThị Thanh
Việc lập gia phả đòi hỏi một quá trình nghiên cứu chi tiết, nhưng nó mang lại nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và tình cảm gia đình.
VAViệt Anh
Gia phả đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền dịch vụ. Tôi tin rằng lập gia phả dòng họ là một cách đáng để đóng góp vào quá trình này.