Top 4 bài Văn khấn thần tài hàng ngày, mùng 1, rằm, khai trương, ngày vía thần tài chuẩn nhất

- Văn khấn trong năm
Top 4 bài Văn khấn thần tài hàng ngày, mùng 1, rằm, khai trương, ngày vía thần tài chuẩn nhất
Theo quan niệm của dân gian, cúng Thần Tài giúp gia chủ có nhiều tài lộc, nhiều phú quý, nhiều thuận lợi cho công việc làm ăn, bởi vậy là nó là quan trọng thương được những người kinh doanh buôn bán chú ý. Huyền số xin gửi tới quý bạn đọc 4 bài văn khấn chuẩn nhất.

1. Sắm lễ vật cúng Thần Tài



Lễ cúng rằm hàng tháng cần có những lễ vật gì?



1.1. Mâm cúng Thần Tài  - Thổ Địa hàng ngày



Với những ngày bình thường, cần lễ đơn giản:




  • Bình hoa nhỏ

  • Nhang (hương)

  • Thuốc lá

  • Cà phê

  • Nước trà

  • Trái cây tươi



Lễ vật cúng thần tài thổ địa hằng ngày tuy có đơn giản nhưng việc bạn thành tâm cúng bài, đều đặn mỗi ngày, thể hiện được tấm lòng thành kính của mình đối với Thần Tài - Thổ Địa. Điều đó được quan niệm sẽ đem đến phước lộc phù hộ cho công việc kinh doanh.



1.2. Mâm cúng Thần Tài - Thổ địa ngày Vía Thần Tài (10/1 Âm lịch)



Ngày Vìa Thần tài được coi là ngày xin tài lộc, may mắn cho cả năm trong việc kinh doanh, buôn bán. Lễ sắm để cúng bao gồm: 





  • 1 bình hoa (hoa đồng tiền, hoa cúc hoặc hoa hồng)




  • 5 loại trái cây




  • 5 cây nhang




  • 5 chum rượu




  • 2 đèn cầy




  • 2 điếu thuốc




  • 1 đĩa gạo




  • 1 đĩa muối hột




  • 2 miếng vàng bạc




  • Bộ tam sên luộc gồm: Một miếng thịt ba rọi, một trứng vịt, một con tôm hoặc cua (bộ tam sên theo tương truyền là những món khoái khẩu mà khi thần Tài ở trần gian rất thích).





 



1.3. Lễ cùng Thần Tài - Thổ địa ngày Rằm, mùng 1



Thần tài, thổ địa là 2 vị thần đặc biệt vừa có thể ăn chay vừa có thể ăn mặn. Do vậy với những ngày mùng 1, ngày Rằm (Đặc biệt là ngày rằm lớn như Rằm tháng 7, Rằm tháng Giêng), gia chủ chủ nên chuẩn bị cả món chay và món mặn:




  • Nhang thắp

  • Nến

  • Tiền vàng mã

  • Tiền lẻ

  • Nước trong, rượu, trà

  • Hoa quả tươi

  • Trầu cau tươi

  • Thuốc lá

  • Lọ hoa

  • Bánh kẹo

  • Món chay:  xôi, rau củ quả xào, bánh ít, bánh ngọt, bánh tét/ bánh chưng

  • Món mặn: xôi, giò, gà luộc, trứng luộc, tôm luộc và thịt luộc nguyên miếng



1.3. Lễ vật cúng Thần Tài - Thổ địa ngày 23 tháng 12 (Tháng Chạp)



23 tháng chạp (23 Tết) là ngày tiễn đưa ông công ông táo về trời. Theo quan niệm người xưa, cúng bái ngày này giúp được ông Công, ông Táo báo cáo tốt cho mình, và cũng được các vị phù hộ độ trì cho mình một năm may mắn hơn. Theo thông lệ từ xưa, ngày 23 tháng Chạp là ngày sẽ làm những việc như lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang và Sắp lễ cúng gia tiên, cúng ông Công, ông Táo về trời và cũng Thần Tài. Lễ vật cúng Thần Tài - Thổ Công ngày 23 tháng 12 bao gồm:




  • Hương

  • Nến

  • Hoa quả

  • Nước trong, bia, nước ngọt

  • Tiền vàng

  • Trầu cau tươi

  • Gạo

  • Muối hạt



 



2. Bài Văn Khấn (bài cúng) ngày rằm Cúng Thổ Công Và Thần Linh



Theo quan niệm người xưa, "Đát có Thổ Công, sông có Hà Bá", ngụ ý nói Thổ công là người cai quản đất đai cho nhà mình. Nhờ có Thổ Công mà những linh hồn, tà ma hung khí xấu không xâm nhập được vào đất nhà mình. Thậm chí người ta còn quan niệm, Tổ tiên có được phép về nhà hay không là do Thổ Công, do Thần Linh cai quản đồng ý hay không. Do vậy, cần bái Thổ Công và Thần Linh trước, xin phép Thổ Công và Thần Linh để các cụ gia tiên có thể vào nhà để nhận lễ của con cháu. 



 




Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và vái 3 lạy )



Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.



Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.



Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.



Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.



Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.



Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.



Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.



Tín chủ (chúng) con tên là:... Ngụ tại ....



Con lạy quan thần linh thổ địa số nhà... đường... phường... quận... thành phố...



Hôm nay nhằm ngày Rằm tháng… năm... Âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa soạn hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.



Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.



Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.



Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.



Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần khấn và vái 3 lậy)




3. Bài văn khấn (bài cúng) gia tiên ngày rằm hàng tháng




Nam mô A Di Đà Phật!



Nam mô A Di Đà Phật!



Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)



Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.



Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.



Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.



Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).



Tíên chủ (chúng) con tên là:... Sống tại:... xã,... huyện,... tỉnh.



Hôm nay là ngày rằm tháng... năm..., tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.



Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần.



Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.



Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.



Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.



Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.



Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)



Nam mô A Di Đà Phật!



Nam mô A Di Đà Phật!




 



4. Bài văn khấn (bài cúng) ngày rằm ngoài trời




Nam mô A Di Đà Phật!



Nam mô A Di Đà Phật!



Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)



Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.



Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.



Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.



Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.



Tín chủ con là… sinh năm…



Ngụ tại…



Hôm nay là ngày Rằm  tháng… năm… Âm lịch.



Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ.



Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.



Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.



Phục duy cẩn cáo!”



Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)



Nam mô A Di Đà Phật!



Nam mô A Di Đà Phật!




5. Văn khấn (bài cúng) rằm tháng Giêng



Huyền số xin gửi tới bạn đọc bài văn khấn / bài cúng tháng Giêng:




Nam mô A Di Đà Phật!



Nam mô A Di Đà Phật!



Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)



“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.



Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.



Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.



Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.



Tín chủ (chúng) con là: …



Ngụ tại: …



Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.



Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.



Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.



Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.



Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)



Nam mô A Di Đà Phật!



Nam mô A Di Đà Phật!




6. Tại sao nên cúng vào rằm âm lịch hàng tháng?



Ngày rằm tức 15 âm lịch còn gọi là ngày Vọng, là ngày trăng lên sáng tỏ nhất trong tháng, ngày mặc trời và mặt trăng ở xa nhau nhất, do vậy đây được coi là ngày có nghĩa là nhìn xa trông rộng. Do vậy, khi cúng vào ngày Vọng, ngoài việc để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, đây còn được coi là ngày "Cát tường" để cầu xin sự may mắn.



Người Việt Nam thương quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, Do vậy, vào một ngày Rằm hàng tháng, dù bận bịu tới đâu người ta cũng sẽ cố gắng sắp xếp được một mâm lễ thờ cúng, để tưởng nhớ tổ tiên và cầu xin các thánh thần cũng như gia tiên phù cho gia đình mọi điều may mắn. 



7. Những lưu ý khi cúng Rằm hàng tháng để tránh tai họa



Một số điều cần phải lưu ý khi khi cúng Rằm để tránh phạm lỗi, từ đó đón trọn vẹn may mắn, tài lộc cho tháng. 




  • Dau chùi, vệ sinh bàn thờ gia tiên trước khi cúng một cách sạch sẽ. Người ta quan niệm rằng, ban thờ ngăn nắp, sạch sẽ sẽ đem nhiều tài lộc đến cho gia chủ và ngược lại.

  • Thành tâm khấn bái: Việc thắp hương khấn bái quan trọng nhất là thành tâm, cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất cho gia đình và bản thân.

  • Thắp hương với số nhang lẻ với 1 nén nhang là ngụ ý cầu bình an, 3 nén nhang để báo cho gia tiên phù hộ người trong nhà, đánh đuổi các vận rủi. Còn đối với 5 nén nhang chỉ thắp khi muốn dự báo hung cát cho người khác, mời thần linh về. Với 7 nén nhang thì sẽ ít người sử dụng hơn vì có ý nghĩa là mời thiên binh thiên tướng. 

  • Cắm nhang từ bát nhang cao xuống bát nhang thấp: Bát nhang ở trên cao hơn thể hiện người được thờ có vị trí lớn hơn trong gia tộc. Cũng như mời cơm phải mời từ ông bà xong đến cha mẹ. Do vậy, cần phải cắm nhang theo đúng thứ tự



8. Số nén hương được thắp trong ngày Rằm Âm lịch và ý nghĩa theo quan niệm dân gian



Người ta quan niệm khi thắp hương, sẽ cắm số nén nhang theo số lẻ. Do đó, mọi người có thể thắp 1, 3, 5, 7, 9 nén tùy thuộc vào không gian thờ cúng.




  • Nếu thắp 1 nén nhang (hương): được gọi là Bình An hương, cầu bình an cho gia chủ

  • Nếu thắp 3 nén nhang (hương): được gọi là Tam Bảo Hương, mong cầu phù hộ bảo vệ người trong nhà và xua đuổi tai ương

  • Nếu thắp 5 nén nhang (hương): cầu cúng tiền tài hoặc thắp ban thần tài rằm.

  • Nếu thắp 7 nén nhang (hương): để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không bất đắc dĩ thì không nên thắp số hương này.

  • Nếu thắp 9 nén nhang (hương): Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật… Tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương. Tuy nhiên, người ta khuyên không nên dùng 9 nén hương tại bàn thờ nhà.



9. Nên thắp hương Rằm vào ngày nào, giờ nào?



Thắp hương mùng một, sẽ tùy theo  phong tục của từng gia đình. Ngày 14 và 15 Âm lịch mỗi tháng là ngày linh thiêng nhất để thắp những nén nhang dâng lên trên bàn thờ trong nhà. Thông thường ông bà ta hay thắp hương từ sáng sớm. Tuy nhiên cũng có nhiều gia chủ thắp hương vào buổi tối, khi mọi công việc trong ngày đã xong xuôi. Tuy nhiên có quan niệm cho rằng, không nên thắp hương sau 7h tối. Vì người xưa cho rằng sau khoản thời gian này các vong linh lang thang ngoài đường tìm nơi trú ngụ.



Thời gian thắp nhang lí tưởng trong ngày này đó là từ 18 – 19 giờ tối hay 5 – 6 giờ sáng.



Nếu kỹ hơn nữa, chúng ta có thể tìm giờ hoàng đạo trong ngày để thắp hương. Tuy nhiên theo quan niệm của Huyền số, thì cúng bái cốt ở thành tâm, không nên quá hình thức hóa để lại đem những bất an cho chính bản thân.



 



10. Cúng rằm thắp hương quả gì, kiêng quả gì để được may mắn?



Mỗi loại hoa quả lại có một quan niệm về các trong việc dùng để để sắp lễ cúng gia tiên. 



 10.1 Ngày Rằm thắp hương quả gì để được may mắn?




  • Táo: Quan niệm đem đến yên bình và hòa hợp

  • Dứa: Quan niệm đem đến sự giàu có và may mắn

  • Cam: Quan niệm đem sự thành công

  • Chuối: Quan niệm tượng chưng cho bàn tay phật

  • Bưởi: Xin lộc cho con cái



 10.1 Ngày Rằm hàng tháng kiêng thắp hương quả gì để tránh vận xui?




  • Quả có gai nhọn

  • Quả chín nẫu

  • Hoa quả giả



11. Ngày rằm Âm lịch nên kiêng gì?



Theo quan niệm của người dân, đặc biệt là với những người làm kinh doanh thì rằm có nhiều công việc nên kiêng:



 Các việc kiêng kỵ ngày rằm hàng tháng:




  • Kiêng quan hệ nam nữ vào ngày rằm: 

    Theo Tố Nữ kinh – cuốn sách dạy kỹ năng phòng the nổi tiếng Trung Quốc từ cách đây 2000 năm đã nêu chi tiết các cặp đội không được "yêu" vào ngày đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng Âm lịch. Nếu phạm vào điều cấm kị này, con cái sinh ra sẽ bị thương tổn, còn nam giới cũng bị ảnh hưởng xấu đến tinh khí sau này.



  • Kiêng sinh con gái vào ngày rằm

  • Kiêng câu cá ngày trăng tròn

  • Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của

  • Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ



 



12. Kết luận:



Việc cúng bái là một nét đẹp của dân tộc ta, tượng trưng cho cội nguồn "uống nước nhớ nguồn", không chỉ để cảm ơn, tưởng nhớ đến Tổ Tiên mà còn để cầu xin một tháng may mắn, nhiều tài lộc đến cho gia đình. Do vậy, việc cúng bái cốt ở thành tâm, không nên quá cầu kỳ, màu mè để tốn kém hoặc có thể gây bất an.



Bình luận về Top 4 bài Văn khấn thần tài hàng ngày, mùng 1, rằm, khai trương, ngày vía thần tài chuẩn nhất

TNThảo Nguyên

Tác giả đã đưa ra những lời khuyên hay về cách lựa chọn và sử dụng các bài văn khấn thần tài.

Trả lời.
Thông tin người gửi

KHKim Hiền

Tôi cảm thấy yên tâm hơn khi có những bài văn khấn thần tài chuẩn để áp dụng trong các dịp quan trọng.

Trả lời.
Thông tin người gửi

TAThuận Anh

Tôi thấy bài viết đã giải đáp đúng những thắc mắc về các bài văn khấn thần tài.

Trả lời.
Thông tin người gửi

TUTú Uyên

Tôi muốn biết nếu tôi không có kinh nghiệm viết văn thì có thể sử dụng được các bài văn khấn thần tài hay không?

Trả lời.
Thông tin người gửi

TMTrần Minh

Các bài văn khấn thần tài trong bài viết rất phù hợp để áp dụng trong lễ khai trương, ngày vía thần tài và mùng 1, rằm.

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04165 sec| 2393.992 kb